Kết quả tìm kiếm cho "vùng Miệt Thứ"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 479
Thời gian qua, du lịch (DL) đường sông rộ lên như một xu thế DL thu hút đông du khách. An Giang có điều kiện rất thuận lợi để phát triển DL đường sông, cùng với nhiều di sản văn hóa ven sông, nên có lợi thế để tạo ra những sản phẩm khác biệt.
Trải qua bao thăng trầm, với sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng khát vọng gìn giữ làng nghề truyền thống, các nghệ nhân làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer (ấp Sray Skoth, xã Văn Giáo, TX. Tịnh Biên) vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống…
Hàng ngàn con dơi quạ lũ lượt bay về cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên) treo ngược mình trên cành cây cao, thu hút nhiều người đến chiêm ngưỡng. Thi thoảng dưới gốc cây có người đốt rác, làn khói bốc lên, đàn dơi bay rợp trời, tạo nên bức tranh tuyệt mỹ ở xứ cù lao hiền hòa.
Cận Tết cũng là thời điểm nghề nấu đường thốt nốt ở vùng Bảy Núi nhộn nhịp. Len lỏi trong các phum, sóc, những lò nấu đường thốt nốt luôn đỏ lửa, nghi ngút khói cả ngày. Ai cũng tích cực làm việc, vì đây là lúc đường thốt nốt được tiêu thụ mạnh, nhờ trùng với dịp cuối năm.
Sân chim Vàm Hồ là địa điểm du lịch Bến Tre thu hút đông đảo các bạn gần xa dừng chân tham quan, khám phá.
Quy hoạch hệ thống du lịch (DL) thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra mục tiêu tổng quát đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển DL cao trên thế giới. Đến năm 2030, DL thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh; trở thành điểm đến có năng lực phát triển hàng đầu thế giới.
Món cốm dẹp âm thầm tồn tại giữa dòng chảy thời gian như hàng trăm loại bánh dân gian khác. Muốn nếm hương vị cốm dẹp để ôn lại chút ký ức tuổi thơ, chỉ cần ra chợ mua là có. Nhưng để được xem cảnh giã cốm, làm cốm bên bếp lửa bập bùng, thì phải đợi đúng dịp lễ của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer.
Trong muôn vàn nghề nghiệp, nghề giáo luôn được xem là một trong những nghề cao quý nhất. Người thầy, người cô vừa truyền đạt kiến thức, vừa là người bạn, người định hướng cho thế hệ trẻ - chủ tương lai của đất nước.
Năm nào cũng vậy, con nước mùng 10/10 (âm lịch), đàn cá bơi đầy sông, bà con mang ngư cụ khai thác chộn rộn. Từ bao đời nay, hiện tượng cá ra dường như mặc định của tạo hóa, chưa ai giải thích được. Nhờ vậy, ngư dân có thu nhập rủng rỉnh từ con cá, con tôm theo con nước.
Ngày 14/11, trên vùng đất địa đầu biên giới Tây Nam, UBND tỉnh An Giang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm Ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024) và Hội thảo khoa học cấp quốc gia “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”. Đây là sự kiện chính trị, lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang với các bậc tiền nhân đã có công mở cõi.
Bằng trí tuệ, tinh thần lao động bền bỉ, kiên gan nhưng đầy sáng tạo, ông cha ta đã tạo ra công trình kỳ vĩ trên vùng Tây Nam biên viễn vào đầu thế kỷ XIX. Kênh Vĩnh Tế đánh dấu thời kỳ phát triển mới cho công cuộc khai phá đất đai, lập nên đồn điền, làng xóm; như chiến hào khổng lồ bảo vệ, khẳng định chủ quyền quốc gia trên tuyến biên giới Tây Nam. Đúng như vua Minh Mạng đã nói: “Thực là quan yếu cho quốc kế biên trù”, “Đào con sông ấy để trọn công trước, thực là lợi ức muôn năm vô cùng về sau”.
Bao đời nay, sông nước luôn là một phần gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng châu thổ sông Cửu Long. Dạo một vòng trên sông nước mới thấy hết không khí nhộn nhịp, hối hả của cư dân vùng sông nước, tất cả hiện lên như môt bức tranh đa sắc của vùng miền Tây trù phú.